Header Ads

Tại Vinmec: cứu ca sơ sinh bị thoát vị cơ hoành nặng

Đó là trường hợp của một bé sơ sinh tại Hà Nội, sau hơn 1 tháng điều trị làm những phẩu thuật lớn nhỏ, em bé mới được coi là qua khỏi cơn nguy kịch và sức khỏe dần được hồi phục. trong thời gian dieuf trị, em bé phải trải qua liên tiếp những diên biến khó lường..,,,,
Tròn 1 tháng được chăm sóc đặc biệt tại buồng hồi sức sơ sinh, BV Vinmec, bé gái con chị Tống Thị Thanh Huyền (ở Hà Nội) mới có thể khẳng định đã ra khỏi giai đoạn nguy kịch, dần phục hồi sức khỏe. Mắc dị tật bẩm sinh là thoát vị cơ hoành (được phát hiện từ khi còn ở giai đoạn bào thai), em bé đã trải qua dồn dập những diễn biến khó lường: Được mổ đưa nội tạng về đúng vị trí, bị tình trạng tăng áp lực động mạch phổi, 3 lần chảy máu phổi, suy thận.

Qua tham khảo thông tin, chị Huyền biết, nếu không được bác sĩ (BS) sơ sinh hỗ trợ ngay khi lọt lòng, tính mạng trẻ bị dị tật bẩm sinh này có thể bị đe dọa. Biết GS-TS Nguyễn Thanh Liêm, GĐ bệnh viện Vinmec là chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật dị tật thoát vị cơ hoành, chị đã quyết định sinh con tại đây. Bé gái sinh mổ nặng 2,7kg, khi lọt lòng khóc rất nhỏ, cơ thể tím tái, suy tim phổi. Kíp BS điều dưỡng sơ sinh đã tiến hành đặt ngay ống nội khí quản và chuyển bé về buồng hồi sức sơ sinh trong lồng ấp có máy thở.
Máy thở thường không đáp ứng được nhu cầu ôxy, em bé được chuyển sang máy thở cao tần. Sáu giờ sau khi đẻ, bé sốt cao 39 độ C, thiếu các yếu tố đông máu. Do chảy máu phổi, em bé bị suy hô hấp, ngạt, rối loạn chuyển hóa trầm trọng. Cơ hội sống tưởng như chỉ có 10% trong lúc này. Ngoài cho bé thở máy cao tần, kíp hồi sức sơ sinh đã kết hợp dùng thuốc hạ áp lực trong lòng động mạch phổi, kết hợp thở khí NO .
Đến ngày thứ năm, ngay sau khi hút máu đọng trong phổi do chảy máu phổi lần 2, GS Liêm đã quyết định mổ cho em bé để đưa ruột non, ruột già, lá lách từ lồng ngực trở về đúng vị trí trong ổ bụng. Ca mổ đã phải thực hiện ngay trong buồng hồi sức sơ sinh để đảm bảo đầy đủ hỗ trợ thuốc, khí ôxy, khí NO… trong quá trình mổ.
Ba ngày sau đó, tính mạng bé lại bị đe dọa do chảy máu phổi lần thứ ba. Sức khỏe của bé nặng thêm và đến ngày thứ tám có thêm suy thận, chất độc trong máu lên rất cao. Các BS đã quyết định lọc máu liên tục cho bé – đây là một kỹ thuật rất khó tiến hành ở trẻ mới sinh. Em bé liên tục có riêng kíp 2 điều dưỡng và 1 BS theo dõi sát sao từng diễn biến. Xung quanh hỗ trợ em bé là 8 bơm tiêm điện, 1 máy cao tần, 1 máy lọc thận, 1 máy thở khí NO.
Sau 4 ngày căng thẳng, tình trạng tăng áp lực động mạch phổi đã được cải thiện rõ rệt, các chất độc trong máu giảm xuống đáng kể, chức năng thận hồi phục. Đến ngày thứ 13, với những chỉ số của sự sống tốt hơn hẳn, bé được bỏ thở máy cao tần và chuyển máy thở bình thường, đồng thời giảm thuốc hỗ trợ tuần hoàn. Thêm 2 ngày nữa, em bé đã cai được máy thở, chỉ còn thở hỗ trợ với mặt nạ. Chỉ đến lúc này, các BS mới nhẹ nhõm hơn, mọi giai đoạn nguy kịch của em bé đã qua.
Ngày 24.12, BS Triệu Thị Hồng Thái – người có mặt trong kíp BS điều dưỡng tiếp nhận bé từ ngày đầu tiên - cho biết: “Em bé đã dừng ăn hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch, được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ 300 – 350ml/ngày. Trong 1-2 tuần tới, bé có thể được xuất viện”.
GS Nguyễn Thanh Liêm cũng cho hay: “Trẻ bị thoát vị cơ hoành nặng ở Việt Nam thường ít có cơ hội sống, vì các diễn biến thường rất khó lường. Đây là trường hợp đầu tiên thoát vị cơ hoành, kết hợp tăng áp lực động mạch phổi, bị suy thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn ngay sau mổ được cứu sống. Nếu không có hệ thống hồi sức đồng bộ hỗ trợ trong quá trình chăm sóc đặc biệt nhất trong khoa Sơ sinh, cháu bé sẽ không thể duy trì được sự sống như vậy”.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.