Hồi sinh cho những bệnh nhân hiểm nghèo
Với lỗ lực không ngừng, Vinmec luôn mong đến những điều tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp tế bào gốc. Phương pháp ghép tế bào mang đến phép màu để hồi sinh cho những bệnh nhân hiểm nghèo.
Cháu Lê Bá Anh Đức (6 tuổi) bị bại não sau một tai nạn đuối nước. Gần nửa năm trời, gia đình anh Lê Bá Hồng Minh ở Thanh Hóa lúc nào cũng đau đớn trước tình trạng con mình toàn thân gồng cứng, không cử động được, hay dọa cắn lưỡi, sùi bọt mép, khó thở…
Tháng 6.2016, Cơ duyên đã đưa gia đình anh đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Tại đây, cháu Đức được các bác sĩ chỉ định ghép tế bào gốc.
“Trước đó, gia đinh tôi cũng đã nghĩ đến chuyện đưa cháu ra nước ngoài điều trị, nhưng chi phí quá lớn, ngay ở Trung Quốc, một lần ghép tế bào gốc cũng đã trên 300 - 500 triệu.
Nay được các bác sĩ ở Vinmec tư vấn và chỉ định phương pháp này, gia đình đã đặt niềm tin và xác định phải nỗ lực tìm các cơ hội chữa trị, để con có cơ hội sống”, anh Minh chia sẻ.
Và điều kỳ diệu đã đến, sau 2 lần ghép tế bào gốc từ tủy xương, cháu Đức đã có những biến chuyển bất ngờ.
Bé Đức đang tập vật lý trị liệu sau khi ghép tế bào gốc thành công
>> Xem thêm: Tương lai mở của bệnh bại não nhờ ghép tế bào gốc
Thạc sĩ.Bác sĩ Vũ Duy Chinh - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao điều trị bại não và tự kỷ Vinmec, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, khi hội chẩn trên lâm sàng, các bác sỹ nghĩ cháu còn rất ít cơ hội. Nhưng chỉ sau một thời gian được ghép tế bào gốc từ tủy xương, kết hợp với phục hồi chức năng, cả vận động và nhận thức của Đức đều có sự thay đổi. Cháu đã nhận biết được bố mẹ, chơi đùa, có thể ngồi lên và đang tập đi trở lại. “Mỗi lần Đức quay trở lại bệnh viện, mỗi ngày cháu một thay đổi hơn, chúng tôi cũng rớm nước mắt, không thể tin là lại có một sự hồi sinh kỳ diệu đến vậy”, Bác sĩ Chinh chia sẻ.
Từ năm 2014 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiếp nhận và điều trị thành công hàng chục ca bại não bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Đó là trường hợp của bé Nguyễn Lê Nhật Lam (8 tuổi, ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), người từng được báo chí và công chúng xót xa nhắc tới vào giữa năm 2014 khi đối diện với tình trạng "chờ chết vì chứng bệnh lạ". Gần 1 năm bị bệnh tật hành hạ, em chỉ còn da bọc xương, tay chân co rút không cử động được, gần như sống thực vật… Sau khi điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tại Vinmec, bé Nhật Lam đã cải thiện chức năng vận động rõ rệt, khả năng ngôn ngữ cũng ngày một tốt hơn. Thanh Tuyền là một trong những bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp ghép tế bào gốc điều trị bại não. Sau 2 lần ghép, Tuyền đã có thay đổi rõ ràng như có thể ngồi vững, tự đi 10 - 15 bước, tay có thể thực hiện những cử động tinh như xúc cơm ăn…
Đặc biệt, nhận thức, tư duy, ngôn ngữ của Tuyền cũng tiến bộ vượt bậc. Em đã có thể nói được những câu ngắn, khả năng trao đổi, tương tác với người khác tốt, làm được những phép tính đơn giản, phân biệt được màu sắc.
Giữa tháng tháng 4/2017, kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân điều trị bại não ở trẻ em” của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc & Công nghệ Gene Vinmec cùng các đồng nghiệp vừa được đăng trên Tạp chí BMC Pediatrics – một trong số 20 tạp chí về y khoa hàng đầu thế giới. Cho đến nay, đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về tế bào gốc tự thân từ tủy xương điều trị bại não được công bố trên thế giới. Công trình là một đóng góp quan trọng của Việt Nam trong việc chứng minh ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương là một phương pháp an toàn và hiệu quảcác nhà khoa học…
Bác sĩ Nguyễn Thị Thịnh, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) - người trực tiếp đánh giá các bệnh nhân trước và sau ghép cho biết: “Phương pháp này an toàn với hầu hết các trường hợp. Chỉ có 1 số ít ca bị sốt nhẹ và đau, nhưng khi dùng thuốc đều kiểm soát được các tác dụng phụ này. Kết quả cho thấy, 100% bệnh nhân bại não do thiếu o xy đều có cải thiện về chức năng vận động sau ghép”.
Để đạt được các kết quả tích cực này, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc – Công nghệ Gene Vinmec chia sẻ, với mỗi trường hợp, trước khi điều trị, chúng tôi phải thăm khám rất kỹ nhằm xác định xem có phù hợp để ghép tế bào gốc hay không. “Khi đủ yêu cầu để ghép, quá trình tách chiết và ghép phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà. Quy trình được quản lý chặt chẽ, theo chuẩn quốc tế để nhằm đạt hiệu quả cao nhất”, Giáo sư Liêm cho hay.
Với những thành công trong lĩnh vực ghép tế bào gốc, GS Nguyễn Thanh Liêm và đồng nghiệp tại Vinmec đang nỗ lực nhanh chóng đưa các tiến bộ về di truyền và tế bào gốc trên thế giới ứng dụng vào thực tế lâm sàng tại Việt Nam để hàng ngàn người mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội được sống khỏe mạnh hơn.
Ngoài ứng dụng ghép tế bào gốc chữa bại não, từ đầu năm 2014, Vinmec áp dụng phương pháp này điều trị liệt do chấn thương cột sống, thoái hóa khớp gối, nhồi máu cơ tim, teo đường mật bẩm sinh, xơ gan, ung thư…
Với nỗ lực không ngừng, Vinmec đã làm chủ nhiều phương pháp chữa bệnh tiên tiến, và đạt được những thành công trong các lĩnh vực khó vốn là “độc quyền” của các cơ sở y tế công lập như: Tim mạch, ung thư, ngoại nhi… và dần phấn đấu trở thành bệnh viện ngang tầm khu vực và thế giới.
Phép màu “tế bào gốc”
Cháu Lê Bá Anh Đức (6 tuổi) bị bại não sau một tai nạn đuối nước. Gần nửa năm trời, gia đình anh Lê Bá Hồng Minh ở Thanh Hóa lúc nào cũng đau đớn trước tình trạng con mình toàn thân gồng cứng, không cử động được, hay dọa cắn lưỡi, sùi bọt mép, khó thở…
Tháng 6.2016, Cơ duyên đã đưa gia đình anh đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Tại đây, cháu Đức được các bác sĩ chỉ định ghép tế bào gốc.
“Trước đó, gia đinh tôi cũng đã nghĩ đến chuyện đưa cháu ra nước ngoài điều trị, nhưng chi phí quá lớn, ngay ở Trung Quốc, một lần ghép tế bào gốc cũng đã trên 300 - 500 triệu.
Nay được các bác sĩ ở Vinmec tư vấn và chỉ định phương pháp này, gia đình đã đặt niềm tin và xác định phải nỗ lực tìm các cơ hội chữa trị, để con có cơ hội sống”, anh Minh chia sẻ.
Và điều kỳ diệu đã đến, sau 2 lần ghép tế bào gốc từ tủy xương, cháu Đức đã có những biến chuyển bất ngờ.
Bé Đức đang tập vật lý trị liệu sau khi ghép tế bào gốc thành công
>> Xem thêm: Tương lai mở của bệnh bại não nhờ ghép tế bào gốc
Thạc sĩ.Bác sĩ Vũ Duy Chinh - Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao điều trị bại não và tự kỷ Vinmec, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, khi hội chẩn trên lâm sàng, các bác sỹ nghĩ cháu còn rất ít cơ hội. Nhưng chỉ sau một thời gian được ghép tế bào gốc từ tủy xương, kết hợp với phục hồi chức năng, cả vận động và nhận thức của Đức đều có sự thay đổi. Cháu đã nhận biết được bố mẹ, chơi đùa, có thể ngồi lên và đang tập đi trở lại. “Mỗi lần Đức quay trở lại bệnh viện, mỗi ngày cháu một thay đổi hơn, chúng tôi cũng rớm nước mắt, không thể tin là lại có một sự hồi sinh kỳ diệu đến vậy”, Bác sĩ Chinh chia sẻ.
Từ năm 2014 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiếp nhận và điều trị thành công hàng chục ca bại não bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Đó là trường hợp của bé Nguyễn Lê Nhật Lam (8 tuổi, ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), người từng được báo chí và công chúng xót xa nhắc tới vào giữa năm 2014 khi đối diện với tình trạng "chờ chết vì chứng bệnh lạ". Gần 1 năm bị bệnh tật hành hạ, em chỉ còn da bọc xương, tay chân co rút không cử động được, gần như sống thực vật… Sau khi điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tại Vinmec, bé Nhật Lam đã cải thiện chức năng vận động rõ rệt, khả năng ngôn ngữ cũng ngày một tốt hơn. Thanh Tuyền là một trong những bệnh nhân đáp ứng tốt với phương pháp ghép tế bào gốc điều trị bại não. Sau 2 lần ghép, Tuyền đã có thay đổi rõ ràng như có thể ngồi vững, tự đi 10 - 15 bước, tay có thể thực hiện những cử động tinh như xúc cơm ăn…
Đặc biệt, nhận thức, tư duy, ngôn ngữ của Tuyền cũng tiến bộ vượt bậc. Em đã có thể nói được những câu ngắn, khả năng trao đổi, tương tác với người khác tốt, làm được những phép tính đơn giản, phân biệt được màu sắc.
Tương lai của phương pháp tế bào gốc
Giữa tháng tháng 4/2017, kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân điều trị bại não ở trẻ em” của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc & Công nghệ Gene Vinmec cùng các đồng nghiệp vừa được đăng trên Tạp chí BMC Pediatrics – một trong số 20 tạp chí về y khoa hàng đầu thế giới. Cho đến nay, đây là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu về tế bào gốc tự thân từ tủy xương điều trị bại não được công bố trên thế giới. Công trình là một đóng góp quan trọng của Việt Nam trong việc chứng minh ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương là một phương pháp an toàn và hiệu quảcác nhà khoa học…
Bác sĩ Nguyễn Thị Thịnh, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) - người trực tiếp đánh giá các bệnh nhân trước và sau ghép cho biết: “Phương pháp này an toàn với hầu hết các trường hợp. Chỉ có 1 số ít ca bị sốt nhẹ và đau, nhưng khi dùng thuốc đều kiểm soát được các tác dụng phụ này. Kết quả cho thấy, 100% bệnh nhân bại não do thiếu o xy đều có cải thiện về chức năng vận động sau ghép”.
Quá trình tách chiết và ghép tế bào gốc tại Vinmec được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối.
Để đạt được các kết quả tích cực này, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện nghiên cứu tế bào gốc – Công nghệ Gene Vinmec chia sẻ, với mỗi trường hợp, trước khi điều trị, chúng tôi phải thăm khám rất kỹ nhằm xác định xem có phù hợp để ghép tế bào gốc hay không. “Khi đủ yêu cầu để ghép, quá trình tách chiết và ghép phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại bệnh viện và tại nhà. Quy trình được quản lý chặt chẽ, theo chuẩn quốc tế để nhằm đạt hiệu quả cao nhất”, Giáo sư Liêm cho hay.
Với những thành công trong lĩnh vực ghép tế bào gốc, GS Nguyễn Thanh Liêm và đồng nghiệp tại Vinmec đang nỗ lực nhanh chóng đưa các tiến bộ về di truyền và tế bào gốc trên thế giới ứng dụng vào thực tế lâm sàng tại Việt Nam để hàng ngàn người mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội được sống khỏe mạnh hơn.
Ngoài ứng dụng ghép tế bào gốc chữa bại não, từ đầu năm 2014, Vinmec áp dụng phương pháp này điều trị liệt do chấn thương cột sống, thoái hóa khớp gối, nhồi máu cơ tim, teo đường mật bẩm sinh, xơ gan, ung thư…
Với nỗ lực không ngừng, Vinmec đã làm chủ nhiều phương pháp chữa bệnh tiên tiến, và đạt được những thành công trong các lĩnh vực khó vốn là “độc quyền” của các cơ sở y tế công lập như: Tim mạch, ung thư, ngoại nhi… và dần phấn đấu trở thành bệnh viện ngang tầm khu vực và thế giới.
Không có nhận xét nào: