Header Ads

Bệnh viện tư nhân ghép gan thành công tại Việt Nam

Việc phối hợp của các bác sĩ Vinmec và bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công ca ghép gan được cho là phức tạp nhất từ trước đến nay cho bệnh nhi suy gan cấp. Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam tiến hành ghép gan thành công.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City vừa ghép gan thành công từ người cho sống và trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng. Đây cũng là ca mới nhất trong số khoảng 20 ca ghép gan từ người cho sống đã được thực hiện trên toàn quốc tính từ năm 2004 đến nay.

Ca ghép gan từ người cho sống đầu tiên trong khối y tế ngoài công lập được thực hiện vào ngày 15/4/2017 với thời gian kéo dài 13 giờ. Bệnh nhân được ghép gan là ông Mai Văn Tuân (46 tuổi, quê ở Hải Dương) bị xơ gan do viêm gan B và tiến triển lên ung thư gan từ tháng 12/2013, bệnh nhân đã được mổ cắt gan Trái, cắt 2/3 dạ dày từ năm 2014 và đến 3/2017 phát hiện ung thư gan tái phát ở gan phải. Người tình nguyện hiến gan là em rể bệnh nhân.

Nhóm phẫu thuật ghép gan là các bác sĩ Vinmec và các chuyên gia Hàn Quốc do GS Chong Woo Chu chủ trì - đã lấy 60% phần gan của người cho, tương đương thể tích 700cm3 và ghép thành công cho người nhận. 2 Tuần sau ngày phẫu thuật, các chức năng gan của người cho đã thích ứng với hoạt động, men gan giảm, chức năng bài tiết mật được cải thiện dần. Người nhận gan ghép cũng ổn định sức khỏe và bắt đầu đi lại và phục hồi vận động, các chỉ số sinh tồn cơ thể đang trở về giới hạn cho phép.

“Có thể nói, ca ghép gan đã thành công, khi đảm bảo người cho sống an toàn sau khi lấy gan, phần gan còn lại đang được tái sinh và lấp đầy. Người nhận cũng đã bắt đầu thích ứng với lá gan mới” - GS.TS Bùi Đức Phú – GĐ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, chuyên gia điều phối cho ca ghép nhận định.


Ekip các chuyên gia, bác sỹ Hàn Quốc và Vinmec tiến hành ca ghép gan từ người cho sống đầu tiên trong 13h.

Trước đó, ngày 3/4/2017, các bác sĩ Vinmec đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công ca ghép gan được cho là phức tạp nhất từ trước đến nay cho bệnh nhi suy gan cấp Dương Thị Phương Mai (Thanh Hóa). Hiện cả bệnh nhân Mai Văn Tuân và Dương Thị Phương Mai đều đang được tích cực chăm sóc tại Vinmec để sớm phục hồi sau ca đại phẫu.
>>> Xem thêm: Hồi sinh cho những bệnh nhân hiểm nghèo
Thành công của Vinmec đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hệ thống y tế tư nhân trong bối cảnh tại Việt Nam có một số ít bệnh viện công triễn khai , nhưng chỉ có 2 bệnh viện thực hiện được kỹ thuật này thường quy, với khoảng 20 ca ghép gan từ người sống. Hiện nhu cầu ghép mô, tạng, trong đó có ghép gan ở Việt Nam rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng, ước tính có khoảng 1.500 Người đang chờ ghép gan. Vì thế, việc Vinmec làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng đã mở thêm hy vọng và lựa chọn mới cho người dân trong nước.

Đây cũng là một trong những mũi nhọn chuyên khoa sâu đang được hệ thống y tế Vinmec ưu tiên phát triển sau khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu trên, Vinmec đã được Tập đoàn Vingroup đầu tư hàng loạt phương tiện hiện đại, chuyên dụng trong phẫu thuật gan như: dao CUSA, dao siêu âm, Argon beam, siêu âm trong mổ, C-arm, máy xét nghiệm Rotem, các loại thuốc đặc chủng trong ghép gan…



Nụ cười của bệnh nhân Mai Văn Tuân sau 3 tuần ghép gan thành công

Đặc biệt, Vinmec đã mời được GS Chong Woo Chu (Hàn Quốc) – chuyên gia ghép tạng hàng đầu thế giới và ekip cùng tham gia lên kế hoạch, quy trình chi tiết, đào tạo nhân sự cho các ca ghép gan tại bệnh viện. GS Chong Woo Chu cũng cộng tác với Vinmec trong việc xây dựng, tổ chức để đưa Trung tâm ghép tạng của hệ thống trở thành Trung tâm ghép tạng đẳng cấp quốc tế trong tương lai.

Với các điều kiện tối ưu về trang thiết bị và quy trình kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia bác sĩ được đào tạo bài bản, hệ thống Vinmec đã lên kế hoạch thực hiện từ 20 – 30 ca ghép gan; 80 – 100 ca ghép thận và hàng trăm ca ghép tế bào gốc mỗi năm. Vinmec cũng đang xây dựng các quy trình kỹ thuật ghép tạng từ người cho chết não để mở rộng sang các lĩnh vực ghép tim, ghép tụy trong tương lai gần nhất./.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.